06:44 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Ra mắt hồi ký

Phát biểu giới thiệu hồi ký "Chuyện kể về một thời" của ông Lê Văn Dăng

Thứ năm - 16/02/2012 16:37
Kính thưa quý vị :
         Ngoài việc dẫn chương trình, anh Thăng đề nghị tôi phát biểu với tư cách là người đồng cảnh. Không chỉ riêng tôi mà trong tổ biệt động chúng tôi có 6 anh em: Lê Hữu Thăng, Lê Xuân Tánh, Lê Minh Lái, Lê Văn  Dăng, Đào Phồn và Hồ Xuân Thịnh (Trang... cuốn hồi ký có ảnh chụp 6 anh em năm 2002 tại bên cạnh Xà Lim , Lao Xá Quảng Trị). Tôi vui vẻ và xin được thay mặt mấy anh em nói rằng: Chúng tôi không chỉ đồng cảnh mà có 4 đồng cả Đồng họ, đồng chí, đồng trang lứa). Thực ra tôi lớn hơn anh Thăng 2 tuổi (Tôi tuổi Nhâm Thìn, anh Thăng tuổi Giáp Ngọ). Chúng tôi chơi thân với nhau từ lúc tóc còn chỏm nay đã hoa râm, cùng hoạt động một đơn vị, vào đoàn TNNDCM MN 1 ngày, bị bắt tù một lần, vào bị giam chung một phòng gần một ngàn ngày, 2 lần cùng bị tống giam xuống Xà Lim, ra tù cùng một ngày và tiếp tục cầm súng đánh giặc cho đến ngày gần giải phóng quê hương. Do vậy, chúng tôi thân thiết nhau như anh em ruột thịt.
Kính thưa quý vị : Hồi kí "Chuyện kể về một thời" có 11 chương. Từ chương I "Quê hương mỗi người chỉ một" đến chương XI "Hạnh phúc chung riêng" . Ở những góc nhìn khác nhau , bác Lê Văn Hoan, nhà báo Nguyễn Hoàn,..... đã phát biểu cũng như nhà báo Phan Quang, GSTS Lê Văn Tự, bác Hoàng Phùng viết và đã in trong cuốn hồi ký, một số bạn bè đã gửi thư cho anh Thăng để nói cảm nhận chân thành của mình đối với cuốn hồi ký.
Cũng như nhiều lần tâm sự cùng anh về lẽ sống, về mọi người, về cuộc đời. Vì vậy, tôi hoàn toàn thấu hiểu về anh như anh viết trong lời mở đầu cuốn hồi ký "những câu chuyện quê hương, câu chuyện đời mình, tôi muốn lưu giữ lại qua những trang hồi ức, không nhằm để lưu danh hay công trạng mà một điều rất giản dị là muốn kể cho thế hệ mai sau" biết những năm tháng ấy.
Dù tôi là người thuộc dòng họ Lê Đại với anh Thăng, tôi hiểu họ tộc tôi và hiểu gia cảnh anh Thăng, nhưng khi đọc chương III "Trang gia phả thắm máu đào" tôi thật sự xúc động và tôi thấy rất cần thiết phải giới thiệu cho các thế hệ mai sau đọc.
Thật vậy! Trong kháng chiến chống Pháp, cả họ Lê Đại của chúng tôi có 14 hộ thì có 14 người thoát ly tham gia kháng chiến, kết thúc 2 cuộc kháng chiến cả họ có 21 liệt sỹ (chiếm 23% dân họ lúc bấy giờ), 4 con dâu và 1 con gái được phong tặng danh hiệu cao quý- Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có hơn 50 người được tặng thưởng huân chương kháng chiến... Riêng gia đình anh Thăng có 3 liệt sỹ và một Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trong hai cuộc kháng chiến, gia đình anh Thăng có đến 5 lần bị tan tác. Đúng như anh đã viết "Trang gia phả thắm máu đào"
Riêng về anh như GS TS Lê Văn Tự đã có câu đối tặng anh, Tôi mạn phép đọc: Một thời mưa bom bảo đạn,
Hy sinh chẳng quản,
Tù đày tra tấn chẳng nề,
Chí thép gan vàng vì tổ quốc.
                           Trọn đời lên thác xuống ghềnh
                           Đói rét không sờn
                           Vững vàng như thép đã tôi
                           Lòng son dạ sắt với quê hương
Kính thưa quý vị .
                   Không chỉ vậy mà qua cuốn hồi ký và cuộc sống thường nhật của anh, tôi nhận thấy anh luôn sống có nghĩa, có tình, có thủy, có chung, có trước có sau, điều đó còn được thể hiện trong các bài phát biểu của mình qua những cuộc gặp mặt anh chị em tù chính trị cũng như anh chị em tham gia kháng chiến và được nhiều người tâm đắc, công nhận. Như mấy câu thơ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu :
 Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng .
Tôi trân trọng chúc mừng anh và mong anh luôn mạnh khỏe gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Tác giả bài viết: Lê Văn Dăng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn