23:17 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Ra mắt hồi ký

Đôi điều về tập hồi ký "Chuyện kể về một thời" - Lê Văn Hoan

Thứ năm - 16/02/2012 16:29
(QT) - Mở đầu tập hồi ký “Chuyện kể về một thời” tác giả Lê Hữu Thăng viết mấy dòng: “Tôi không có ý định viết hồi ký vì cuộc đời hoạt động cách mạng không đủ độ dày để viết....” nhưng đọc cuốn sách của anh đã cho thấy một phần lịch sử của quê hương qua góc nhìn của một người con đã dấn thân hết mình vào dòng chảy của cuộc cách mạng đấu tranh cho nền độc lập tự do của dân tộc, cũng như nỗ lực hết mình vì sự phát triển của quê hương sau ngày thống nhất đất nước.

Chính vì thế, tập sách đã thể hiện rõ mong ước của tác giả: “Những năm tháng vẫn hằn lên cuộc đời, vẫn gọi về ký ức. Những miền ký ức ấy rồi một ngày kia tôi sẽ mang về cát bụi. Những chuyện của quê hương, chuyện cuộc đời của mình tôi muốn lưu giữ lại qua trang hồi ký, không nhằm để lưu danh công trạng, một điều rất giản dị chỉ để lại với con cháu của mình biết rằng đất nước ta, quê hương ta, gia đình ta đã đi qua chặng đường như thế…”

Cách đây hơn một năm, anh Lê Hữu Thăng có nói với tôi ý định viết hồi ký, tôi thực sự rất mừng. Đến hôm nay thì ý tưởng đó đã trở thành hiện thực, cầm trên tay tập sách “Chuyện kể về một thời” tôi rất cảm động vì quê hương ta lại có thêm một tập sách với những câu chuyện kể qua hồi ức của một người trong cuộc về “một thời đạn bom, một thời hoà bình” của quê hương. 
Hơn ba trăm trang sách viết về những câu chuyện xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc và những năm đầu đổi mới đất nước, trải suốt một đời thanh xuân của một người con làng An Thái, Hải Lăng với những tình tiết hết sức cụ thể sinh động, và chân thực.

Nhà báo lão thành Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam đã viết lời giới thiệu cuốn hồi ký “Chuyện về một thời” của Lê Hữu Thăng như sau: “Đấy đều là chuyện về người và việc của quê tôi, nơi tôi chào đời. Bản thân tôi nhiều lần được nghe bà con ruột thịt là những người trong cuộc thuật lại, được tự mắt nhìn những thương tích trên thân mình dãi dầu nắng cát của họ. Tôi cũng có dịp đọc không ít bài viết của đồng nghiệp và hồi ký của các tướng lĩnh viết về người và đất Quảng Trị, vậy mà xem nhiều trang hồi ký của Lê Hữu Thăng, tôi vẫn khó ngăn dòng nước mắt cảm phục tiếc thương, đôi khi lại háo hức như đang tuổi thanh xuân trước tấm gương bình dị và trang sử gian truân của quê hương thời chiến tranh và hậu chiến. Tôi tin rồi bạn đọc sẽ ngỡ ngàng vì những con số thống kê tổng kết cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân riêng một xã, ghi chép rành mạch trong “Chuyện kể về một thời”, bạn đọc sẽ cảm kích trước những người thật việc thật tưởng chừng có một không hai của xã Hải Thượng cũng như của vùng đất cận kề”.

Ngược dòng thời gian về cuộc đời của Lê Hữu Thăng, anh chào đời tại xóm Nương Trình, một xóm heo hút cuối làng An Thái về phía đông bắc, vào thời điểm chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, thực dân Pháp chuẩn bị cuốn cờ tam tài về bên kia đại dương, chấm dứt vĩnh viễn chế độ thực dân trên bán đảo Đông Dương, cũng là thời điểm đế quốc Mỹ ỷ thế mạnh về quốc phòng, giàu về kinh tế vào bậc nhất thế giới, nhảy vào thay chân thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Lê Hữu Thăng từng giữ các cương vị: Bí thư Đảng uỷ xã Hải Thượng, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ, Phó chủ tịch UBND huyện Triệu Hải, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn TNCS HCM tỉnh Bình Trị Thiên. Sau khi lập lại tỉnh, anh được bố trí vào các cương vị Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Bí thư Tỉnh đoàn TNCS HCM tỉnh Quảng Trị, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị. Trong công tác cũng như trong đời sống, Lê Hữu Thăng thể hiện là một cán bộ có tâm, có tầm, có tư duy sáng tạo, năng động, có phong thái giản dị, thuỷ chung với bạn bè, đồng đội, với quê hương, dòng họ nên được rất nhiều người thương yêu, quý mến.
Đất nước ta tạm thời chia ra hai miền, người cha Lê Châm theo đoàn quân thắng trận tập kết ra miền Bắc, để lại quê nhà 2 ông bà già, vợ dại và đứa con thơ chưa tròn tuổi Lê Hữu Thăng, gia đình ly tán, vợ Nam, chồng Bắc, lời hẹn 2 năm đoàn tụ không ngờ đã thành 20 năm, tức hơn bảy ngàn ngày xa cách.

Trong suốt hai mươi năm đó, Lê Hữu Thăng đã được nuôi dạy lớn lên trong cảnh thiếu cha, chỉ có vòng tay chở che của người mẹ can trường, trong bối cảnh gia đình có người đi tập kết nên địch thường xuyên o ép mọi bề, bắt bớ, giam cầm, tra tấn, một mình mẹ mò cua bắt ốc nuôi con, chờ chồng, làm phận sự của người con dâu phụng dưỡng bố mẹ già, chu toàn việc gia thất nội ngoại, còn tham gia hoạt động cách mạng, và trở thành đảng viên cộng sản Đảng bộ xã Hải Thượng anh hùng.

Được nuôi dưỡng bằng dòng sữa của bà mẹ hiền hết mực thương con, chung thuỷ với chồng, hiếu thảo với gia nương và giàu lòng yêu nước, được hun đúc bằng truyền thống cách mạng của gia đình và quê hương, Lê Hữu Thăng đã sớm giác ngộ cách mạng và dấn thân vào con đường “gươm kề tận cổ, súng kề tai” từ lúc còn niên thiếu.

Hơn bốn mươi lăm năm tham gia cách mạng và công tác, trải qua nhiều lĩnh vực, kinh qua nhiều cương vị khác nhau, từ cậu bé liên lạc, chiến sĩ du kích, cán bộ chính trị bám trụ hoạt động vùng địch chiếm đóng đến công tác đoàn thanh niên, công tác đảng, công tác quản lý nhà nước từ cấp xã, huyện, cấp tỉnh.. ở cấp nào anh đều hết lòng vì công việc, được tin cậy giao phó những cương vị chủ chốt.

Lê Hữu Thăng từng giữ các cương vị: Bí thư Đảng uỷ xã Hải Thượng, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ, Phó chủ tịch UBND huyện Triệu Hải, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn TNCS HCM tỉnh Bình Trị Thiên. Sau khi lập lại tỉnh, anh được bố trí vào các cương vị Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Bí thư Tỉnh đoàn TNCS HCM tỉnh Quảng Trị, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị.

Trong công tác cũng như trong đời sống, Lê Hữu Thăng thể hiện là một cán bộ có tâm, có tầm, có tư duy sáng tạo, năng động, có phong thái giản dị, thuỷ chung với bạn bè, đồng đội, với quê hương, dòng họ nên được rất nhiều người thương yêu, quý mến. 

Nhân dịp đầu xuân Nhâm Thìn 2012, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tập sách nhỏ là đứa con tinh thần của anh, hồi ký "Chuyện kể về một thời" với những trang viết chân tình, trung thực, trong sáng về lịch sử một thời của quê hương. 
                                                                                                                LÊ VĂN HOAN
                                                                                               ( Nguyên UVTV,TU, CT HĐND Tỉnh QT)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn