21:25 ICT Thứ sáu, 26/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Chính trị - xã hội

Chống tham nhũng ở Việt nam

Thứ ba - 12/01/2016 22:00

Nhiề cơ quan chống tham nhũng địa phương nước ta báo cáo rằng "năm nay không có trường hợp tham nhũng nào bị phát hiện, 


 


 . Nếu nói chúng ta không chống được tham nhũng thì cũng không hẳn đã đúng bởi thực tế cho thấy năm nào số tiền thất thoát thu hồi được cũng là... con số đi lên (?!). Năm sau tăng hơn năm trước.

Song nếu lấy chỉ con số "tăng trưởng" đó mà phân tích và cho rằng nó tích cực hơn năm trước thì chưa hẳn đúng. Đó chẳng qua là do sự tinh vi và sự táo tợn của kẻ tham nhũng ngày một nguy hiểm hơn. Nói nó khó phát hiện ra thì đúng hơn.

Hoặc như trường hợp thu hồi tài sản ở 2 đại án tham nhũng của 2 người đứng đầu ở Vinashin và Vinalines thì lại còn quá thấp, không đáng kể . Phạm Thanh Bình (Chủ tịch Vinashin) bị buộc bồi thường 542 tỉ mà mới thu được 1,73 tỉ đồng; còn Chủ tịch Vinalines bị buộc bồi thường 110 tỉ mà thu mới được 5,2 tỉ đồng bao gồm cả án phí (theo Thanh Niên ngày 1.1.2016) thì xem như đã bất lực?

Lấy ví dụ ở TP.Hồ Chí Minh, tại phiên họp HĐND thành phố ngày 5.12.2015 vừa rồi, một báo cáo của Thanh tra thành phố đã cho biết trong 9 tháng đầu năm, thành phố cả chục triệu người này không phát hiện được một trường hợp tham nhũng nào. Nếu quả vậy thì thật tốt! Song liệu có ai đảm bảo đó là một thực tế không thể phủ nhận?  Chắc các cơ quan chức năng của chúng ta đang tỏ rõ sự bất lực nhiều hơn chứ không phải không có tham nhũng...

Tờ Tuổi Trẻ ( 28.12.2015) mới đây đã dẫn lời tiến sĩ Terry F.Buss, Viện sĩ Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ, một  chuyên gia khá am tường về địa chính trị Việt Nam, bày tỏ:"Nếu Việt Nam muốn chống tham nhũng hiệu quả, thì có 3 giải pháp chính: Một là trả lương cao cho những người làm việc trong bộ máy công quyền. Hai là chú trọng bồi dưỡng tư cách đạo đức cho cán bộ, công chức. Cuối cùng, ba - nhưng quan trọng nhất - là các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam phải đặt việc phòng chống tham nhũng là ưu tiên hàng đầu, đừng nên chỉ nhận định “Tham nhũng là quốc nạn, làm xói mòn niềm tin của nhân dân và đe dọa sự tồn vong của chế độ” nhưng lại không đề ra những biện pháp quyết liệt để phòng chống tham nhũng. Tôi cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của các nước rồi".

Rồi ông Buss nhận xét : "Cá nhân tôi rất ấn tượng với hệ thống phòng chống tham nhũng của Singapore. Nhiều người sẽ đồng ý với tôi rằng Singapore có mức độ tham nhũng thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Họ trả lương rất cao cho các quan chức chính phủ, đồng thời đặt ra tiêu chuẩn rất cao về tính chuyên nghiệp của bộ máy công vụ. Singapore mong muốn có một bộ máy công vụ minh bạch và trong sạch nhất, do đó họ không tha thứ cho những hành vi sai trái. Chúng ta phải nhắc đến cố lãnh đạo Lý Quang Diệu vì ông đã góp phần tạo ra một bộ máy công quyền tốt và hiệu quả như thế".


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn