Đang truy cập : 3
Hôm nay : 310
Tháng hiện tại : 7376
Tổng lượt truy cập : 5114195
Tiếp sau Đất quê hương, hồi ký của Lê Văn Hoan1, Chuyện kể về một thời của Lê Hữu Thăng là cuốn hồi ký thứ hai về xã Hải Thượng và vùng đất lửa anh hùng cận kề Thành cổ Quảng Trị, nơi từng diễn ra bao kỳ tích làm thế giới ngạc nhiên và thán phục.
Tôi không có ý định viết hồi ký, vì cuộc đời hoạt động cách mạng của tôi không đủ độ dày để viết. Đọc những hồi ký Bước qua đầu thù của Trần Hữu Dực; Đất quê hương của Lê Văn Hoan; Một thời Quảng Trị của Nguyễn Huy Hiệu; Theo bước thời gian của Hoàng Phùng... thì những gì mình đã đóng góp cho quê hương vẫn còn nhỏ bé quá.
Trong tiếng Việt, có một từ thiêng liêng gần với từ “Mẹ” có lẽ là từ “quê hương”. Người Việt hay nói “Mẹ quê hương”, “Mẹ Tổ quốc”. Tôi tự thấy mình may mắn khi đi qua bao nhiêu dâu bể của đời người, ở vào tuổi sắp về hưu vẫn còn có người mẹ già ở quê để hôm sớm thăm nom, có một quê hương để mưa nắng đi về. Quê tôi cũng như mẹ tôi, tảo tần cơ cực mà vẫn vẹn tròn trung trinh, dào dạt lòng yêu thương dành cho con, cho cháu.
Bần cố nông
Trong bản lý lịch của những người theo cách mạng, hẳn có nhiều người khai thành phần gia đình bằng ba từ: “bần cố nông”. Bởi “bần cố nông” là tận cùng của nghèo khó, đói rách nên từ đó những người dân “bần cố nông” ấy biết đi theo cách mạng, đi làm cách mạng để thay đổi số phận, thay đổi cuộc đời. Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, thành phần bần cố nông nay đã không còn và ít ai nhắc đến nữa nên thế hệ mai sau sẽ rất khó biết, nhưng chắc chắn trong từ điển tiếng Việt không thể thiếu từ này.
Cùng với độ lùi của thời gian, khi ngồi viết những dòng chữ này tôi vẫn không hiểu sao những năm tháng ấy, một đứa học trò chỉ mới 13 tuổi đã có thể tham gia công tác cách mạng. Làm những công việc cụ thể và nguy hiểm, hoàn toàn ý thức được việc mình đang làm chứ không hề là chuyện tham gia một trò chơi mạo hiểm trẻ con.
Ngót một thế kỷ xâm lược và cai trị, người Pháp đã dựng lên khắp nơi trên đất nước ta một hệ thống nhà tù, trại giam. Mỗi tỉnh, thành phố có một nhà tù riêng. Trong hệ thống ấy có nhà lao Quảng Trị, nằm trong khuôn viên Thành cổ Quảng Trị. Chính quyền thực dân, phong kiến dùng nơi này để giam giữ tù nhân, chủ yếu là những người yêu nước có tinh thần chống Pháp.
Được giải thoát, chúng tôi chạy lên rừng tạm trú tại các cơ quan của huyện Hải Lăng, gọi là cơ quan nhưng chỉ là những lán trại đơn sơ và không cố định. Anh chị em người ngoại tỉnh và các huyện thì được giao liên dẫn lên căn cứ tỉnh để về bổ sung cho các đơn vị hoặc về các huyện. Một số chị em phụ nữ sức khỏe ốm yếu cũng được chuyển lên miền Tây để an dưỡng (miền Tây là danh từ dùng để chỉ vùng căn cứ của tỉnh, của khu ở rừng sâu), sau này tôi mới biết là Tà Rụt và Pa Nang thuộc huyện Đak Rông và có khi chuyển sang phía bên nước bạn Lào (tỉnh Salavan), trong đó có mẹ tôi.
Niềm vui ngày thống nhất
Sau khi tham gia giải phóng tỉnh Thừa Thiên, được ở lại thành phố Huế khoảng một tuần lễ, chúng tôi phải trở lại Quảng Trị để đón nhân dân đi sơ tán trở về. Thế là sau ba năm, biết bao gia đình ly tán, người chạy vào Nam, người ngược ra Bắc, vì bom đạn ác liệt nên không biết ai còn ai mất.
Công trường Đại thủy nông Nam Thạch Hãn
Tháng 5-1979, tôi có quyết định chuyển lên công tác ở huyện, làm Bí thư Huyện đoàn thay anh Trần Minh Sơn. Những năm tháng ấy, phong trào “ba xung kích làm chủ tập thể”do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động: xung kích trong lao động sản xuất, xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và xung kích trong học tập, diễn ra vô cùng sôi nổi khắp cả nước.
Từ một bài phát biểu
Tại Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Triệu Hải lần thứ IV, từ ngày 16 đến 19-9-1983, tôi được phân công thay mặt Thường vụ Huyện uỷ đến dự và phát biểu với Đại hội. Vì đã trải qua thực tế công tác đoàn, lại được trang bị kiến thức qua các lớp học lý luận chính trị nên bài phát biểu tại Đại hội đã được các đại biểu trẻ rất hoan nghênh bởi nó đã nói được tinh thần của lớp trẻ, của các đoàn viên thanh niên cũng như nêu được những vấn đề cốt yếu của thực trạng công tác đoàn thời bấy giờ. Những năm đó phong trào đang chùng xuống do đời sống khó khăn, cuộc sống của từng cá nhân, trong mỗi gia đình cũng như cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng cho người lao động, trong đó có thanh niên lao động, nên tôi đã mạnh dạn nêu vấn đề: “Cần đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niên để phù hợp với giai đoạn mới”.
Những ngày đầu tái lập tỉnh Quảng Trị
“Tỉnh dài, huyện rộng, hợp tác xã to,
Đảng lo việc Đảng, mình lo việc mình”
Tôi muốn dành một chút trong chương cuối tập sách này để nói về gia đình thân yêu. Đi qua năm tháng chiến tranh, qua bao giai đoạn cam go của công cuộc xây dựng cũng như những ngày hạnh phúc được hy sinh và cống hiến, có lẽ cuối cùng bến đỗ cho tôi vẫn là gia đình bé nhỏ của mình.
Đọc Chuyện kể về một thời của anh, lòng tôi tràn ngập niềm xúc động và tự hào không chỉ riêng anh Lê Hữu Thăng, mà cả về dòng họ Lê Đại, về làng quê nghèo An Thái, về Hải Thượng xã nhà và quê hương Quảng Trị anh hùng.
“Bác Hoàng Phùng, một cựu tù chính trị có “thâm niên” hai mươi năm sống trong “địa ngục trần gian”- nhà lao Côn Đảo. Với tôi bác vừa là người đàn anh của thế hệ đi trước, vừa là người bạn vong niên cùng sinh hoạt trong Hội cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Quảng Trị.
Bản thảo cuốn sách Chuyện kể về một thời được đưa cho bác Hoàng Phùng đọc để nhờ bác góp ý với tất cả sự trân trọng đối với một người tù chính trị kiên trung. Và những cảm xúc bác Hoàng Phùng đã dành cho tác giả trong bài viết này là những chia sẻ chân thành.
Có lẽ nếu giữ nguyên những gì bác đã khen tặng thì người viết tự thấy “thiếu khiêm tốn”, nhưng chúng tôi mạnh dạn đưa bài viết này vào tập sách, để bày tỏ sự trân trọng nhất là tình cảm của những người đã từng kinh qua ngục tù đế quốc” - Lê Hữu Thăng.
Tôi vẫn hằng tâm nguyện từ rất lâu, rằng nếu có điều kiện sẽ lần theo những câu chuyện mở cõi của các bậc tiền nhân còn lưu lại qua lời kể bao đời, qua những trang phả hệ dòng tộc đã ố màu thời gian để truy nguyên vết dấu khởi thủy của cụ tổ dòng họ Lê Đại chúng tôi. Nhưng công việc mỗi ngày với bao lo toan đời thường không tuổi, không tên cứ cuốn ta vào guồng quay của nó. Đôi khi trong những giấc mơ, có thể là từ ám ảnh của một buổi giỗ tộc, tôi vẫn mơ thấy những tiền nhân của dòng tộc đã ra đi từ một miền quê rất xa trên đất Bắc. Những dấu chân tiền nhân hòa cùng bao nhiêu lưu dân đi qua ngàn trùng thiên lý để tiến về phương Nam, mở cõi tới đâu, lập ấp đến đó.